Cách Trộn Mùn Cưa Với Đất Và Những Lợi Ích Tuyệt Vời, Trộn Mùn Cưa Với Đất Và Những Lợi Ích Tuyệt Vời

Ủ mùn cưa trồng rau là một phương pháp trồng trọt phổ biến trong nông nghiệp. Là loại rác thải tự nhiên từ chế biến gỗ, vài năm trở lại đây người làm vườn đã phát hiện ra công dụng hữu ích của mùn cưa là có thể sử dụng để làm phân bón hữu cơ. Loại phân bón này rất an toàn và tốt cho sự phát triển của cây trồng. 

Mùn cưa là gì? Công dụng của mùn cưa 

Mùn cưa là một loại nguyên liệu hữu cơ sản sinh từ việc chế biến, sản xuất gỗ công nghiệp. Các loại gỗ, tre, nứa được thợ bào mỏng, sau đó nghiền vụn thành dạng hạt có kích thước nhỏ. Trước đây, do mùn cưa có kích thước nhỏ và không đồng đều nên chỉ được coi là rác thải từ gỗ, không đem lại nhiều lợi ích sử dụng trong cuộc sống. 

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ và khoa học, con người đã phát hiện ra nhiều lợi ích đáng kể của mùn cưa. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, phương pháp ủ mùn cưa trồng rau đem lại nhiều giá trị cho người làm nông cũng như sự phát triển của cây trồng.

Đang xem: Cách trộn mùn cưa với đất

*

 Công dụng của mùn cưa trong cuộc sống

Không chỉ trong nông nghiệp, mùn cưa được con người sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau: 

+ Ngành công nghiệp năng lượng

+ Lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm

+ Ngành công nghiệp xây dựng 

+ Ứng dụng trong ngành nội thất 

+ Là nguyên liệu để ủ phân bón hữu cơ trong trồng trọt

*

Vai trò của mùn cưa trong nông nghiệp

Mùn cưa ngày nay có thể xem là một loại “thần dược” dành cho cây trồng. Phương pháp ủ mùn cưa trồng rau để làm phân bón hữu cơ rất được ưa chuộng bởi những lợi ích thiết thực mà nguyên liệu này đem lại. 

Phân bón từ mùn cưa có thể thích hợp sử dụng trong nhiều mô hình trồng trọt, đặc biệt với các vườn trồng nấm: nấm linh chi, nấm mèo, nấm hương,… Tác dụng của mùn cưa trong trồng trọt là giúp tăng độ tơi xốp và thoáng khí của đất trồng. Cây trồng do đó mà khỏe mạnh, lớn nhanh và sinh trưởng tốt hơn. Các cây nấm khi được trồng với mùn cưa cho ra sản phẩm an toàn, đạt chất lượng cao với năng suất lớn.

*

Cách ủ mùn cưa trồng rau đơn giản nhất 

Mùn cưa ủ làm phân bón trồng rau là một trong những công dụng phổ biến nhất của chúng trong ngành trồng trọt. Phương pháp này biến mùn cưa thành loại phân bón hữu cơ sinh học hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của cây trồng. Trong bài viết này, habila.net xin chia sẻ các bước ủ mùn cưa làm phân bón hữu cơ cho các bác “nông dân thành thị” tham khảo. 

Lựa chọn nguyên liệu để ủ mùn cưa 

Nguyên liệu sử dụng rất đơn giản, bạn có thể tận dụng từ những nguồn hữu cơ tự nhiên như mùn cưa, vỏ cây, lá cây, bã mía,… Khối lượng các loại nguyên liệu này ban đầu sẽ cần khoảng 5-7kg. Trước khi đem đi ủ, bạn nghiền nát các nguyên liệu với kích thước càng nhỏ càng tốt. 

Tiếp theo, bạn tưới nước vào các nguyên liệu để làm ẩm, độ ẩm lý tưởng nhất là ở mức 60-65%. Một mẹo nhỏ thường được mọi người truyền tai nhau, đó là thử nắm chặt một chút nguyên liệu trong lòng bàn tay, nếu thấy từ kẽ tay có nước chảy ra thì độ ẩm đã đạt. Việc làm ẩm cần được làm trước khi ủ khoảng 12 tiếng để nguyên liệu thấm đều lượng nước tưới. 

Ngoài ra, bạn có thể thêm các loại phân động vật như phân gà, lợn, bò, phân chuồng,… 

Lên men ủ phân mùn cưa 

Tiến hành ủ phân mùn cưa theo tỷ lệ 100g men ủ vi sinh : 10-20kg nguyên liệu như ở trên.

Xem thêm: Cách Làm Món Đu Đủ Trộn Mắm Nêm ! Của Anna, Cách Làm Món Đu Đủ Trộn Mắm Nêm

Xem thêm: Cách Trộn Cafe Ngon – Cách Pha Trộn Cà Phê Ngon Hút Hồn Người Uống

Lưu ý với các nguyên liệu như cỏ cây, mùn cưa, trấu hay các chợp chất khó lên men thì cần tăng lượng men ủ, giúp kích thích quá trình lên men diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. 

Tạo đống ủ 

Để quy trình ủ mùn cưa trồng rau đạt hiệu quả nhất, bạn nên trải đều các nguyên liệu thành từng lớp đan xen. Độ dày mỗi lớp trong khoảng 10-20cm. Giữa các lớp này bạn rải men ủ trộn với cám gạo đan xen vào giữa. Sau đó dùng bạt che kín đống ủ để tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại cũng như ảnh hưởng xấu từ thời tiết. Chiều cao lý tưởng của đống ủ ít nhất 7-8cm, khối lượng vào khoảng 500g. 

Đảo đống ủ 

Trong suốt quá trình ủ mùn cưa, các vi sinh vật sẽ hoạt động liên tục khiến nhiệt độ của đống ủ gia tăng nhanh chóng. Sau khoảng 2 ngày, nhiệt độ đống ủ có thể đạt mức 60 độ C. Quan sát nếu thấy nhiệt độ trên 65 độ C thì bạn cần đảo đống ủ với mục tiêu tạo độ thoáng cho nguyên liệu ủ, làm giảm nhiệt độ. 

Một cách khác là bạn có thể dùng gậy để tạo ra các lỗ giữa đống ủ. Các lỗ này giúp nước dễ thẩm thấu vào nguyên liệu cũng như giúp đống ủ thoáng khí. Từ đó, ta sẽ có phân bón mùn cưa chất lượng, có lợi cho sự phát triển của cây trồng. 

Kết thúc quá trình ủ mùn cưa làm phân bón 

Tổng thời gian ủ phân mùn cưa sẽ rơi vào khoảng 30-40 ngày. Trong suốt quá trình ủ, đống ủ cần được đảo trộn ít nhất 2-3 lần. Khi thấy nguyên liệu ủ chuyển sang màu nâu đen, không còn thấy mùi hôi nữa thì khi đó phân hữu cơ có thể sử dụng được rồi. 

Lúc này, bạn có thể lấy phân hữu cơ ủ mùn cưa đem bón trực tiếp cho cây trồng. Bên cạnh đó, bạn có thể phối trộn thêm vào phân các vi sinh vật có lợi, hoặc các chất dinh dưỡng khác. Việc bổ sung này giúp tăng chất lượng của phân bón, góp phần làm tăng năng suất cây trồng. 

*

Phương pháp ủ mùn cưa trồng rau được áp dụng nhiều trong lĩnh vực trồng trọt và là biện pháp chăm sóc cây trồng an toàn, hiệu quả. Mùn cưa cũng là nguồn nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ, có khả năng tự phân hủy không gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, đây là nguồn nguyên liệu rất được nhà nông ưa thích.

Similar Posts