Tiết Lộ Bí Mật Cách Trộn Đất Trồng Hoa Dạ Yến Thảo Cho Ra Nhiều Hoa
Hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc dạ yến thảo dành cho những người mới chơi hoa. Cây cho hoa đẹp sai hoa và ít sâu bệnh
KĨ THUẬT TRỒNG DẠ YẾN THẢO ( từ kinh nghiệm cá nhân ):
1. Đất trồng :– Đất thịt =30 %– Trấu hun = 35 %– Mụn dừa = 35 %
Hoa mười giờ là loại cây hoa đẹp dễ trồng cho mọi nhà
3. Nước tưới:Lưu ý quan trọng trong toàn bộ quá trình trồng dạ yến thảo CHỈ TƯỚI KHI ĐẤT BỀ MẶT CHẬU HƠI KHÔ.Dạ yến thảo cần nhiều nước nhưng cũng không chịu được úng, vì vậy đất tơi xốp và lỗ thoát nước rất cần thiết cho dạ yến thảo. Hãy tưới vào mỗi sáng và chỉ nên tưới thêm nếu thấy đất đã khô. Nhớ rằng cây càng lớn hoặc thời tiết càng nắng nóng thì sẽ càng cần nhiều nước tưới. Mùa Nồm ẩm thì khoảng cách tưới ít hơn.Lưu ý : không nên tưới vào buổi chiều tối để tránh cây bị ướt sũng cả đêm. Tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.ta không nên tưới định kỳ ( ví dụ sáng nào cũng tưới). Mà ta phải kiểm tra đất nếu cảm thấy khô ta mới tưới. Thời gian tưới nên tưới vào buổi sáng từ 6-7 giờ.
Đang xem: Cách trộn đất trồng hoa dạ yến thảo
4. Ánh sáng:Dạ yến thảo ưa nắng. Nhiều nắng cây càng sai hoa nhưng yếu điểm của miền Bắc vào mùa đông là rất ít nắng.Lưu ý : dạ yến thảo là loại yêu nắng gét mưa. Nhất là vào mùa hè đang nắng to mà mưa rào là khả năng chết rất cao.Mùa đông để dạ yến thảo ngoài nắng mưa hoàn toàn được nhưng tránh mưa vẫn tốt hơn.
5. Chăm sóc:– Ta phải phun thuốc phòng bệnh định kỳ từ 7 -10 ngày phun 1 lần. Sử dụng ridomil ( của sygenta sản xuất). Lưu ý khi phun 1 vòng cây rồi thừa thuốc không được phun vòng lại tránh trường hợp quá liều lượng.– Có thể sử dụng thuốc kích thích để kích thích sự phát triển của cây như tăng khả năng đâm nhánh, hoa to.v.v nhưng nên sử dụng những thuốc sinh học để phun không nên sử dụng sản phẩm hóa học.– Nhặt lá vàng thường xuyên không để lá thối trong chậu sẽ gây nấm bệnh cho cây.– Sau mỗi thời kỳ nở hoa ta cắt ngọn ( Khi cây đã già và rủ quá sâu) nhằm làm mới lại cây.– Không nên làm đất lấp vào cành của Dạ Yến Thảo.
Xem thêm: Cách Làm Mít Trộn Da Heo Chuẩn Vị Ngon Bất Bại, Cách Làm Gỏi Mít Da Heo Chuẩn Vị Ngon Bất Bại
6. Bệnh Của Dạ yến thảo:– Thối nhũn:Rất nhiều nguyên nhân như: Giá thể không tốt, Tưới thừa nước. Hoặc mưa to- nắng thất thường ( thường bị vào mùa nắng) nhưng mùa lạnh thì khả năng bị là thấp hơn. Cây gặp vi khuẩn, Nấm, Virus xâm nhập từ nhiều đường như Đất, Nước, Không khí. Dụng cụ làm vườn.Tốt nhất là đừng để bị bệnh rồi chữa vì khả năng chữa là thấp nếu bị thì ta phun Ridomil sau đó để chỗ thoáng. Có thể hòa Ridomil với liều lượng ½ tưới thẳng vào gốc.– Ngọn, lá vàng:+ Thiếu Sắt ta phải phun sắt cho chúng.+ Cây thiếu chất.Dạ yến thảo rất ham ăn vì vậy phải cho chúng ăn phân thường xuyên giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng kháng sâu bệnh.
Xem thêm: Cách Nhồi Bột Bánh Bao Trộn Sẵn Mikko Đơn Giản Tại Nhà Chỉ 4 Bước Đơn Giản
– Lá xoăn+ Nhện đỏ: Gây những đốm đỏ hoặc trắng mặt dưới của lá. Làm lá xoăn có thể phun ridomil hoặc một số sản phẩm khác. Nên sử dụng sản phẩm sinh học.– Bọ trĩ: gây lá xoăn lốm đốm ta cũng điều trị như trên.– Chắc chắn còn nhiều thiếu sót.CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ NHIỀU CHẬU HOA ĐẸP.